Go:
[
MAIN PAGE
]
Fonts:
[
VIQR
]
[
VNI
]
[
UNICODE
]
[
VISCII
]
[
VPS
]
Ðiểm sách Một Thoáng Trong Mơ
Ðào Huy Ðán
ÐỌC
nhạc thơ tập
MỘT THOÁNG TRONG MƠ
***
thơ và nhạc của Nguyễn Tấn Hưng,
tựa Hà Huyền Chi,
bìa và trình bày Ðồng Trung Dư,
phụ bản Nguyễn Nhật Tân,
nhạc phụ bản Phan Ni Tấn,
hòa âm độc tấu dương cầm Linh Phương,
Miệt Vườn xuất bản 1992.
***
Tôi xin giới thiệu với quý bạn tập thơ nhạc
Một
Thoáng Trong Mơ
của Nguyễn Tấn Hưng. Thơ nhạc vốn là
nghề tay trái
của anh trong lãnh vực văn học nghệ thuật.
Nghề tay trái
, đó chỉ là một cách nói, bởi vì anh
ít sáng tác thơ nhạc mà thường viết văn xuôi như truyện
ngắn, truyện dài, bút chiến, tiểu luận, và viết bạt
cho các tác phẩm của các văn hữu của anh.
Dù vậy, con người thơ và con người nhạc của anh vẫn có
những kẽ hở của thời gian để vươn vai đứng dậy, chững
chạc và tự tin, tung ra các chiêu thức ngoạn mục.
Tập thơ nhạc
Một Thoáng Trong Mơ
được nhà thơ Hà
Huyền Chi viết lời giới thiệu, nhận xét rất cảm thông
và cũng rất đứng đắn như sau:
Cảm tưởng như giữa thơ và văn của Nguyễn Tấn Hưng đã có
chung một tâm thể, một lối nhìn, một cách diễn đạt.
Dường như thơ, trong quan niệm của Hưng chỉ là một thể
loại văn vần. Mỗi bài thơ là một tiểu truyện, dàn trải
theo khuôn nếp riêng. Không có những câu thúc về thể
thức, ném đi những quy luật âm ngữ, bằng trắc.
Tập thơ có tám bản nhạc của Nguyễn Tấn Hưng được nhạc
sĩ dương cầm Linh Phương soạn hòa âm rất công phu như:
Chờ
(có thêm lời Anh ngữ),
Hè Nhớ, Mưa Thu, Ðổi
Ðời, Tình Muộn, Tiễn Anh Về Biên Khu, Biên Khu Chiều Gió
Lộng, Anh Ra Ði Nơi Này Ðã Chết
và một bản nhạc
Hóa
Thân
, thơ của tác giả được Phan Ni Tấn phổ nhạc.
Nhạc của Hưng không hẳn liệt vào nhạc thính phòng quý phái,
nhưng nó không nghèo nàn âm điệu như loại nhạc dân ca
Bole'ro
đã từng làm say lòng lớp quần chúng có thị hiếu
thấp kém. Dù có những bản theo thể điệu
Valse
, hay
Tango
, hay
Fox Moderato
, nhưng chúng không lọt vào
loại nhạc vũ trường. Ý nhạc thanh thoát đã làm cho chúng
nó có dáng dấp nhạc thính phòng, nhất là những bản theo
thể điệu
Boston
.
Thơ của Nguyễn Tấn Hưng có những câu đầy ngôn ngữ rất
thi ca, tức là những ngôn ngữ chỉ dành để cấu trúc cho
thơ. Chẳng hạn:
Tuyết thay mây phủ lưng đèo
Thoảng nghe tiếng suối chảy theo sườn đồi
Cội nguồn một chiếc lá rơi
Chim bay về xứ đứng ngồi không yên
(trích trong bài
Cửa Sổ
, trang 31)
hoặc:
Môi tim êm ả lời ru
Nhặt khoan tiếng vọng sương mù bủa vây
Môi đa tình thoáng ngất ngây
Nụ hôn trăng gió chợt bay vào hồn...
(trích trong bài
Giấc Mộng Hồng
, trang 77)
Nguyễn Tấn Hưng sử dụng linh hồn ca dao rất thiện nghệ. Anh
thường đưa tình ý, nhạc điệu ca dao vào những câu lục bát
một cách hồn nhiên, thi vị:
Tưởng rằng rau sắng Chùa Hương
Ai dè mướp đắng bên đường gửi sang
Tưởng đâu là lầu Ông Hoàng
Ai dè mộng vỡ tan hoang mấy tòa...
(trích bài hát nói
Tri Âm Thời Ðại
, trang 90)
hoặc:
Xa em độ vẳng tiếng ve
Không thời gian đó ai dè là đây
Phượng xin em thắm hè này
Cho anh gửi nhớ vơi đầy tiếng thơ
Mây xanh lơ, gió lẳng lơ
Ve than thở gọi nhện chờ mối ai
Tình xưa nghĩa cũ còn dài
Thương em thấy cảnh nhớ hoài ngàn năm
(trích bài
Hè Nhớ
, trang 31)
Một Thoáng Trong Mơ
đối với người thơ, nhưng lại
gieo một mối cảm hoài sâu sắc, đậm đà, dằng dặc vào
tâm hồn người đọc qua rất nhiều bài hoài hương, qua những
bài hoài cảm thân phận lưu vong, qua những bài tự trào, qua
những thắc mắc về siêu hình về cuộc đời phù ảo. Hướng
đi của thơ anh có nhiều lối rẽ ngoạn mục, với đủ mọi thể
thơ từ lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn, lục ngôn,
thất ngôn, tám chữ, thất ngôn bát cú, tự do, hát nói,
hài cú và cả tiếng Anh, đã đem lại cõi thơ anh nhiều màu
sắc và đa dạng.
Những bài hoài hương đặc sắc là
Huế
trang 53:
Bạn hỏi chiều nay dạo phố chăng?
Phú Văn Lâu, Bạch Hổ, Cửa Ngăn
Tóc thề gió nhẹ vương vào mắt
Choàng tay khẽ vuốt, em nói răng?
Thơ quê hương của Nguyễn Tấn Hưng vốn có những hình
ảnh rất gần gũi, rất thân thương, chẳng hạn như:
Nhớ về quê ngoại mà thương
Có cây mít ngọt như đường thoảng thơm
Bên hè vung ngọn cây rơm
Hương mùa lúa chín chén cơm trắng ngần
(trích bài
Tâm Sự Kẻ Ra Ði
, trang 52)
Bài thơ
Về Mỹ Tho
, trang 80 và trang 81 là một bài truyền
cảm nhất. Ở đây có nhiều địa danh như Vòng Nhỏ, Xóm Tre,
Rạch Miễu, cồn Phụng, đường Trưng Trắc, vườn hoa Lạc
Hồng, cồn Rồng, đại lộ Hùng Vương, trường Nguyễn Ðình
Chiểu, cầu Quay, chợ Cũ, khu Vườn Lài, sông Bảo Ðịnh,
dòng Tiền Giang, bến đò Ty Công An, chùa Vĩnh Tràng. Tôi
trích đoạn 6 và đoạn 7:
Có ai về Mỹ Tho
Nhớ theo sông Bảo Ðịnh
Thả trôi ra tận vàm
Tắm mát dòng Tiền Giang
Có ai về Mỹ Tho
Ðón đò Ty Công An
Hành hương chùa Vĩnh Tràng
Xin đốt giùm nén nhang...
Thơ viết về quê hương được tác giả sử dụng bằng ngôn ngữ
mộc mạc, đơn giãn, chẳng những gợi cảm mà truyền cảm vô
cùng. Khi làm thơ loại này, nếu ai đó dùng ngôn từ kiểu
cách và hào nhoáng thì chỉ tổ làm cho tâm tình giả dối màu
mè. Nguyễn Tấn Hưng là một nhà thơ đôn hậu, anh không
thích tô son giồi phấn cho tâm tình. Khi trước tác loại thơ
đó, tâm tình chân thành của anh tuôn chảy từng đợt trong
mát vào từng câu thơ, lai láng và hồn nhiên biết bao! Xin
hãy đọc đoạn chót:
Hỡi ai về Mỹ Tho
Ðừng bảo tình tôi chết
Một niềm yêu trót cho
Muôn đời sao vẫn tỏ
Về thể loại hoài cảm, chúng ta có thể tìm ở bài
Ðầy
Vơi Với Bạn
, trang 8. Xin các bạn hãy lắng nghe sáu đoạn
thơ, tức là nguyên bài tiêu biểu này:
Nhắp chén đầy vơi với hai mươi
Nước biếc non xanh mộng của đời
Nhạc lòng hớn hở muôn nơi
Ai thương ai nhớ chơi vơi phận mình
Nhắp chén đầy vơi với ba mươi
Nửa say nửa tỉnh biết sao đời
Gió mưa nghiêng đổ giữa trời
Tìm đâu tri kỷ đâu người tình chung
Nhắp chén đầy vơi với bốn mươi
Giọt lệ trần ai đấy là đời
Tâm tình phản ảnh mù khơi
Mua vui chuốc khổ ai mời mọc ai
Nhắp chén đầy vơi với năm mươi
Say sưa cũng chỉ để quên đời
Hồ trường một chén mượn lời
Xưa nay ai dễ quên thời đã qua
Nhắp chén đầy vơi với sáu mươi
Không say không tỉnh dễ nhìn đời
Ðời người như chiếc lá rơi
Em ơi mãi nhớ ta chờ đợi nhau
Tôi nghĩ rằng nếu không có bầu rượu hồ trường, bài này
vẫn ngậm ngùi như thường. Những người mất quê hương
dù có thích ứng với cuộc sống lưu vong, nhưng vẫn không
sao dứt bỏ cái dĩ vãng trên đất cũ được, nhất là trên
đất cũ ấy đương sự đã từng trải qua một cuộc sống
hào hùng trong công cuộc chống Cộng cứu nước. Chúng ta có
thể gặp tâm sự của tác giả rõ hơn qua bài
Bạn
, trang
40. Bạn ở đây chính là chiến hữu của anh vậy:
Quê hương người câu thác về sống gửi
Cũng lênh đênh mài miệt bóng con tàu
Ngày ngày qua không bến đỗ lao đao
Lý tưởng mất đại dương thành biển tối
Trong
Một Thoáng Trong Mơ
, chúng ta bắt gặp rất nhiều
ý tưởng về Phật giáo, trước hết là bài
Hóa Thân
,
trang 10 với 4 câu:
Bóng chiều thấp thoáng lưng đồi
Tiếng chuông giục kiếp luân hồi thoảng ngân
Tưởng xa mà hóa ra gần
Chưa chi lại muốn hóa thân sống đời
hoặc 4 câu ở bài
Qua Yellow Stone
, trang 19:
Thiên thai tìm chẳng đâu xa
Ðá vàng ngoạn cảnh cũng là cõi tiên
Không tu bỗng tựa thánh hiền
Núi sông gấm vóc một miền ngao du
hoặc 5 câu ở bài
Ðường Vào Bến Mê
, trang 43:
Bóng mây
Nhân ảnh
Chập chùng
Thương người lỡ bước
Giữa vùng giao duyên
hay ở bài
Về Núi
, trang 107:
Chim bay về núi bóng hoàng hôn
Người tìm về núi phút đưa hồn
Lần qua cửa tử con thuyền giác
Ngộ chốn trầm luân cõi Phật môn
Trần thế tu di đời đối cảnh
Vô minh chân ngã mối càn khôn
Ôi thôi thế sự hư danh lợi
Gác lại trần ai buổi dọn hồn
* * *
Nguyễn Tấn Hưng là một nhà văn nhà thơ bắt đầu dấn
thân vào văn đàn ở tuổi tứ tuần. Nhưng ai cấm huyết quản
anh vẫn còn luân lưu dòng máu nóng. Ai dám bảo trái tim anh
không còn mơn mởn xanh tươi nhất là qua những bài thơ tình
yêu. Thơ tình yêu của anh có những câu trau chuốt, có những
câu hơi thô tháp trộn lẫn nhau. Cái trau chuốt đó làm cho
chúng ta nghĩ tới người yêu sửa soạn quần áo điểm trang
tới chỗ hẹn hò, cái thô tháp đó khiến chúng ta nghĩ đến
những vụng dại của tình yêu. Cả hai đều đem lại cho người
trong cuộc yêu đương những tình cảm dạt dào, những cảm hứng
tốt tươi hớn hở như những loại men thảo gặp sương mưa
tưới mát:
Từ em thầm nói yêu anh
Chút tình muộn vẫn làm xanh tháng ngày
Dìu nhau một bước trần ai
Tay trong tay nào biết gì ngoài cõi ta
Hẹn em nơi chốn ta bà
Thần tiên rồi cũng hóa ra đọa đày...
(trích bài
Tình Muộn
, trang 70)
Trong cuộc yêu đương, người thơ có những phút êm đềm
thơ mộng:
Môi tim êm ả lời ru
Nhặt khoan tiếng vọng sương mù bủa vây
Môi đa tình thoáng ngất ngây
Nụ hôn trăng gió chợt bay vào hồn...
(trích bài
Giấc Mộng Hồng
, trang 76)
Có những lúc đau khổ vì xa cách:
Chiều nay em tiễn anh đi
Ðường xa qua chiến khu xưa
Cùng ai giải phóng quê hương
Tình yêu kia sẽ không phai
Hẹn mai đây nước non sum vầy
(trích bài
Tiễn Anh Về Biên Khu
, trang 83)
Có những lúc nồng nàn đắm đuối. Thơ ở đây có nhịp
điệu hổn hển nhiệt tình:
Núi đồi hiện dưới trăng tà
Sướng thay con tạo tặng tòa thiên nhiên
Nòi đa tình dẹp thánh hiền
Dang tay ôm chặt nàng tiên vào lòng...
(trích bài
Giấc Mộng Hồng
, trang 77)
Có lúc giận nhau, trần tình cùng nhau để rồi khắng khít
thắm đượm hơn xưa:
Hổm rày nhớ giọng khế chanh
Em ơi đừng nỡ giận anh suốt đời
Hứa rằng chỉ một lần thôi
Không thương ai dám tơi bời với nhau
Nếu em lòng vẫn còn đau
Thì thân này nạp mau mau bắt đền...
(trích bài
Lời Trần Tình
, trang 66)
* * *
Trong dòng văn chương hải ngoại, Nguyễn Tấn Hưng đã
đóng góp nhiều văn phẩm:
Một Chuyến Ra Khơi, Một Ðời
Ðể Học, Một Thuở Làm "Trùm", Một Kỷ Niệm Ðẹp, Một
Nỗi Buồn Riêng, Một Lần Xuống Núi
... Riêng quyển
Một Dòng Ca Dao, Câu Hò, Câu Ðố Miền Nam
và tập
thơ
Một Thoáng Trong Mơ
này không phải là tác phẩm
xương sống, tác phẩm then chốt trong sự nghiệp văn chương
của anh. Bởi lẽ nó không sản sinh từ thần trí sáng tạo
sung mãn của anh. Nó chỉ là món điểm tâm, hoặc món giáo
đầu hay món ăn tráng miệng của mâm cỗ bàn văn chương anh.
Nhưng nó có một sức đóng góp rực rỡ vào mạch sáng tác
phong phú của anh, làm nổi bật lên nét phồn thịnh của cái
tài năng đa diện của anh.
Ðiều quan trọng, đây là một đóng góp của người viết
văn vào hai ngành thơ và nhạc ở hải ngoại, dẫu thơ khó
bán, dẫu nhạc phiêu lưu không có đài phát thanh để phổ
biến. Ðây là sự chịu thiệt thòi về vật chất của người
cầm bút nói riêng, của người nghệ sĩ nói chung. Nhưng
Nguyễn Tấn Hưng vẫn có sự đền bù: các văn hữu của
anh đón tiếp tập thơ nhạc này với tấm lòng ưu ái nồng
hậu.
Ðào Huy Ðán
Bài Trước
Trang Chính
Bài Kế Tiếp